30ATM – TÌM HIỂU MỨC CHỐNG NƯỚC CHO ĐỒNG HỒ LẶN CHUYÊN NGHIỆP

Ký hiệu 30 ATM (hoặc 30 BAR) là khả năng chịu đựng áp suất nước ở độ sâu lên đến 300 mét của đồng hồ. 

Trong đó, “ATM” là viết tắt của “atmosphere” (châu Âu thường dùng là BAR) – đơn vị đo áp suất. Mỗi ATM tương đương với sức chịu đựng ở mức độ sâu khoảng 10 mét dưới nước. Điều này cho thấy đồng hồ có khả năng hoạt động ổn định và đáng tin cậy trong môi trường nước sâu.

Chống nước 30ATM được xem là người bạn đồng hành đáng tin cậy của những người yêu thích sự mạo hiểm và sẵn sàng đối mặt với nhiều thách thức của môi trường nước. Và bạn có thể dùng trong hoạt động: 

  • Bơi lội.
  • Lặn sâu (áp suất tương đương ở độ sâu 300m).
  • Các hoạt động thể thao dưới nước: lướt sóng, chèo thuyền Kayak, điều khiển thuyền buồm,… 

Hiểu lầm về ký hiệu 30ATM: Khi đồng hồ được ghi chú là có khả năng chống nước ở mức độ 30ATM, điều này không đồng nghĩa với việc đồng hồ sẽ hoạt động tốt ở độ sâu 300m mà không bị ảnh hưởng.

Thực tế, 30ATM hay 30BAR không chỉ nói về khả năng của đồng hồ ở độ sâu dưới nước mà còn về khả năng chịu đựng áp suất nước. Khi thấy ký hiệu này, tức đồng hồ của bạn có thể chịu được áp suất nước tương đương với độ sâu khoảng 300 mét.

30ATM - Tìm hiểu mức chống nước cho đồng hồ lặn chuyên nghiệp - Ảnh 1

Các tiêu chuẩn trên đồng hồ chống nước 30ATM

Chúng ta đã cùng tìm hiểu chống nước 30ATM là gì. Nhưng để đạt được tiêu chuẩn chống nước 30ATM hoặc hơn thế nữa thì các sản phẩm đồng hồ mặc nhiên sẽ phải vượt qua bài “test” theo tiêu chuẩn ISO 6425.

Đồng thời kể từ năm 2010, tất cả các thương hiệu đồng hồ trên thế giới đều phải tuân thủ theo tiêu chuẩn ISO 22810:2010 nếu muốn đánh dấu sản phẩm của mình là đồng hồ chống nước.

Đây là những tiêu chuẩn quốc tế với nhiều quy định và yêu cầu cụ thể về khả năng chống thấm nước của đồng hồ nhằm đảm bảo tính chính xác và mức độ tin cậy trong môi trường nước cho người sử dụng. 

1. Tiêu chuẩn ISO 22810 (WR300m) dành cho người chơi thể thao

ISO 22810: Vượt qua tiêu chuẩn này thì đồng hồ 30ATM có thể hoạt động hiệu quả trong điều kiện môi trường khắc nghiệt và đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của người dùng trong các hoạt động thể thao hằng ngày. Tuy nhiên, cần phải trải qua nhiều bước kiểm tra nghiêm ngặt, cụ thể: 

  • Khả năng hoạt động dưới nước: ngâm đồng hồ trong 1 giờ với mực nước là 10cm. Nếu vượt qua thời gian này mà không có bất kỳ ảnh hưởng nào thì đồng hồ sẽ vượt qua bài “test”. 
  • Kiểm tra ngưng tụ: đồng hồ sẽ được đặt trong một môi trường nhiệt độ cao từ 40 đến 45 độ C trên một đĩa cho đến khi nhiệt độ của đồng hồ bằng với nhiệt độ của đĩa. Tiếp đến, sẽ nhỏ giọt nước lên mặt kính đồng hồ từ 18 đến 25 độ C. Sau khoảng 1 phút, nếu không có hiện tượng ngưng tụ hơi nước trên bề mặt bên trong của kính sau khi lau khô, thì đồng hồ đạt tiêu chuẩn. 
  • Kiểm tra núm xoay và các chức năng: bước này đồng hồ cần được ngâm trong nước ở độ sâu 10cm và mỗi nút vặn hoặc nút ấn (nếu có) trên đồng hồ sẽ bị tác động vuông góc với lực 5 Newton trong thời gian ít nhất là 10 phút. Nếu nước thấm qua bất kỳ nút bấm nào, đồng hồ sẽ không đạt yêu cầu và bị loại.
  • Kiểm tra mức độ chịu nhiệt: ngâm đồng hồ trong nước với độ sâu 10cm lần lượt ở các nhiệt độ khác nhau từ 40°C, đến 20°C, và cuối cùng lại ở 40°C, mỗi lần trong khoảng 5 phút. Khi chuyển từ một nhiệt độ này sang nhiệt độ khác, không quá 1 phút. Lưu ý, không được phép có bất kỳ dấu hiệu nào về sự xâm nhập hoặc ngưng tụ của nước bên trong đồng hồ nhằm đảm bảo đồng hồ đáp ứng những tiêu chuẩn chống nước cần thiết.
  • Kiểm tra độ kín nước và chịu áp lực: đồng hồ sẽ được đặt trong bể áp suất thích hợp và chịu áp suất định mức từ 1 phút đến 10 phút hoặc lên đến 2BAR. Sau đó áp suất xung quanh sẽ giảm xuống trong vòng 1 phút và nếu không có bằng chứng nào về sự xâm nhập hoặc ngưng tụ của nước, đồng hồ sẽ được coi là đáp ứng tiêu chuẩn chống nước.
  • Kiểm tra khả năng chống áp lực không khí: đồng hồ phải chịu áp suất không khí với mức áp suất 2BAR, đồng thời luồng không khí thoát ra từ đồng hồ không vượt quá 50 μg/phút thì sẽ vượt qua bước kiểm tra này. 

Tiêu chuẩn ISO 22810 chủ yếu tập trung vào các chức năng kể trên chứ không yêu cầu kiểm tra nhiều yếu tố như độ chịu đựng từ, chống sốc, áp suất âm, độ ăn mòn hoặc kiểm tra độ gắn dây đeo.

2. Tiêu chuẩn ISO 6425 (DIVER’S 300m) dành cho thợ lặn

ISO 6425: Đây là tiêu chuẩn quốc tế dành riêng cho các đồng hồ lặn chuyên nghiệp, nhằm đảm bảo tính an toàn cũng như mang lại trải nghiệm tốt trong môi trường nước. Tiêu chuẩn ISO 6425 sẽ có nhiều điều kiện kiểm tra khắt khe hơn. Bao gồm: 

  • Khả năng hoạt động dưới nước: Đồng hồ phải có khả năng chống nước ở độ sâu tối thiểu được quy định (30cm) trong 50 giờ liền và ở nhiệt độ từ 18 – 25 độ C. Nếu vẫn hoạt động bình thường thì sẽ vượt qua bài test đầu tiên.
  • Kiểm tra ngưng tụ: Đầu tiên, chiếc đồng hồ sẽ được đặt trong một môi trường nhiệt độ cao, từ 40 đến 45 độ, trên một đĩa cho đến khi nhiệt độ của đồng hồ bằng với nhiệt độ của đĩa. Sau đó, chúng sẽ di chuyển vào một môi trường nhiệt độ thấp hơn, từ 18 đến 25 độ, bằng cách đổ nước vào trực tiếp lên mặt số của đồng hồ. Chúng ta sẽ đợi trong 1 phút và kiểm tra xem có xuất hiện sự ngưng tụ nước trên mặt số không. Nếu không có, đồng hồ này sẽ vượt qua bài kiểm tra thứ 2.
  • Kiểm tra núm xoay và các chức năng: Quá trình tiếp theo trong kiểm tra đồng hồ là đặt nó ở độ sâu lớn hơn 125% (cụ thể 300m thì đặt ở ở mức áp suất tương đương 375m) so với mức chịu nước công bố. Sau đó, mỗi nút bấm trên đồng hồ sẽ bị tác động bằng một lực tương đương 5 Newton trong suốt 10 phút. Nếu nước thấm qua bất kỳ nút bấm nào, đồng hồ sẽ không đạt yêu cầu và sẽ bị loại.
  • Kiểm tra độ kín nước và chịu áp lực: đồng hồ sẽ được đặt vào một bể nước kín với áp suất tương đương 125% (tương đương 375 mét) so với mức chịu nước công bố. Áp suất này sẽ duy trì trong vòng 2 giờ và sau đó sẽ giảm đột ngột xuống còn 0,3 BAR trong vòng 1 phút. Đồng thời tiếp tục duy trì trong 1 giờ tiếp theo. Nếu sau khi lau khô mà đồng hồ vẫn hoạt động bình thường thì nó sẽ vượt qua bài kiểm tra này. 
  • Kiểm tra mức độ chịu nhiệt: ngâm đồng hồ trong độ sâu khoảng 30cm và nước sẽ có nhiệt độ lần lượt là 40°C, 5°C và lại 40°C, mỗi lần thay đổi nhiệt độ như vậy sẽ trong vòng 10 phút. Khi chuyển từ một nhiệt độ này sang nhiệt độ khác, không quá 1 phút. Đồng thời, không có dấu hiệu về nước thấm vào hoặc ngưng tụ trên bề mặt của đồng hồ. Đây được xem là bài kiểm tra khó nhất và sau khi hoàn thành mà không có bất kỳ vấn đề gì xảy ra đối với đồng hồ thì sẽ đạt tiêu chuẩn tiêu chuẩn ISO 6425. 
  • Kiểm tra kháng từ tính: được kiểm tra bằng cách tiếp xúc đồng hồ với từ trường dòng điện một chiều có cường độ là 4.800 A/m (trong 3 lần), và đồng hồ phải duy trì độ chính xác của thời gian đến ±30 giây/ngày như được đo trước khi thử nghiệm, bất chấp áp lực từ trường. 

Việc kiểm tra đồng hồ để đạt tiêu chuẩn ISO 6425 là một quyết định tự nguyện và có liên quan đến chi phí đáng kể. Do đó, không phải tất cả các nhà sản xuất đều chọn cách này để chứng minh chất lượng sản phẩm của họ.

30ATM - Tìm hiểu mức chống nước cho đồng hồ lặn chuyên nghiệp - Ảnh 2
Để lại một bình luận

Shopping cart

0
image/svg+xml

No products in the cart.

Continue Shopping